Bố cục và kế hoạch mặt bằng cho phòng bếp – Hitechdoor

Bố cục và kế hoạch mặt bằng cho phòng bếp

Bạn tìm kiếm một số ý tưởng thiết kế phòng bếp ? Bạn có căn bếp nhỏ và phải tận dụng tối đa từng khoảng không hay một căn bếp quá lớn và phải tối ưu hóa không gian? Sau đây là một số hình ảnh về cách bố cục và kế hoạch mặt bằng cho phòng bếp bạn có thể áp dụng.

 

HÌNH TAM GIÁC: TỦ LẠNH, TỦ KỆ, BỒN RỬA

 

 

 

Đây là 3 thiết bị có trong bất kỳ căn bếp nào. Đặt 3 thiết bị này vào các góc của một tam giác tưởng tượng sẽ cho hiệu quả sử dụng căn phòng tối đa.

 

Ưu điểm: Tiết kiệm thời gian di chuyển vì việc nấu ăn thực hiện theo một vòng: từ tủ lạnh đến bồn rửa, đến chỗ chế biến.

 

Nhược điểm: Không hợp với những căn bếp có diện tích lớn

 

Mẹo: Để khoảng cách giữa các đỉnh tam giác gần nhau.

 
 

 

 PHÒNG BẾP CHỮ I

 

 

 

Một căn bếp có tất cả các thiết bị, tủ…đặt dọc theo một bức tường thường dùng trong các ngôi nhà nhỏ. Đây là thiết kế tận dụng diện tích của căn phòng.

 

 

 

Ưu điểm: Nguyên liệu nấu ăn, đồ dùng, không gian nấu nướng gần nhau.

 

 

 

Nhược điểm: Không phù hợp cho phòng bếp trong nhà hàng, nếu chuẩn bị nhiều đồ ăn sẽ khó khắn trong di chuyển.

 

Mẹo: Chỉ cần đặt bồn rửa giữa bếp và tủ lạnh.

 

 

 

CĂN BẾP DẠNG SONG SONG

 

 

 

Là một căn bếp theo hình dạng của một hành lang. Đây là thiết kế hiệu quả nhất trong việc nấu nướng. Căn bếp này có dạng dài và hẹp với hai bức tường hoặc kệ, tử chạy hai bên.

 

 

 

Ưu điểm: Đây là thiết kế nội thất nhà bếp tối đa hóa cả công năng lẫn diện tích. Trên thực tế đây là thiết kế thường sử dụng trong bếp của các nhà hàng

 

 

 

Nhược điểm: Nếu có bồn rửa ở hai bên thì việc nấu ăn sẽ thuận tiện hơn. Tuy nhiên bố trí phòng bếp kiểu này có xu hướng cô lập với không gian ăn uống.

 

 

 

Mẹo: Nên để ánh sáng vào cả hai đầu hành lang của căn bếp, giúp căn bếp có kết nối với các phần còn lại của ngôi nhà. Đặt bồn rửa và bếp trên một phía để tránh bừa bộn.

 

CĂN BẾP HÌNH CHỮ L

 

 

 

Đây là thiết kế đặt căn bếp vào góc, tránh di chuyển khó khăn trong nấu ăn. Căn bếp thường được bố trí theo bức tường chính và một bức tường ngắn hơn bên cạnh

 

 

 

Ưu điểm: Tạo sự riêng tư khi nấu ăn vì không gian góc khuất nhưng vẫn nối liền với các phòng khác trong ngôi nhà.

 

 

 

Nhược điềm: Hạn chế số lượng người trong phòng bếp. Nếu thiết kế chân chữ L không hợp lý có thể làm cho căn bếp trở nên kỳ cục.

 

 

 

Mẹo: Theo một chiếc bàn hoặc tủ để cùng với thiết kế hình chữ L. Thiết kế này đảm bảo cho căn bếp đủ chỗ để nấu nướng nhưng chân chữ L không cần quá dài.

 

CĂN BẾP CHỮ U

 

 

 

Đây là thiết kế căn bếp theo phong cách hiện đại, vừa có đủ không gian nấu ăn và chỗ để đồ đạc cần thiết.

 

 

 

Ưu điểm: Thiết kế này cung cấp nhiều không gian nấu ăn và đề đồ đạc vì có 3 trên 4 bức tường được sử dụng.

 

 

 

Nhược điểm:  Căn bếp hình chữ U thường khá nhỏ và không thể để bàn ăn trong đó.

 

 

 

Mẹo: Thay một phần của bức tường bằng một bàn hoặc kệ tạo không gian tương tác với bàn ăn.

 

PHÒNG BẾP PHÂN KHU CHUYÊN BIỆT

 

 

 

Là một căn bếp được phân khu cho các việc trong nhà bếp cụ thể như kho lưu trữ thực phẩm, nơi chuẩn bị đồ ăn, nấu ăn, ăn, rửa…

 

 

 

Ưu điểm: Cung cấp không gian di chuyển rộng rãi cho nhiều người trong bếp. Việc nấu ăn có tổ chức vì mỗi khu được phân ra riêng biệt.

 

 

 

 

 

Nhược điểm: Vì luôn có sự chồng chéo các nhiệm vụ trong khi nấu nướng nên thực sự thiết kế này chưa đạt được tối đa hiệu quả sử dụng.

 

 

 

Mẹo: Cân nhắc nguyên tắc tam giác với việc phân khu độc lập các khu vực nấu ăn ví dụ: nơi chuẩn bị thực phẩm cần đặt gần nơi chứa thực phẩm sống và nấu ăn. Nơi làm sạch cần đặt gần nơi chứa thực phẩm đã nấu…

0933 029 029